• So với các nước châu Âu, Nhật Bản không phải là quốc gia đi đầu về tái chế rác thải, nhưng họ đi đầu trong việc phân loại rác và xử lý rác hiệu quả.

    Tokyo đang là thành phố thành công nhất trên thế giới trong lĩnh vực xử lý rác thải.

    Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Nhật Bản, đặc biệt là thủ đô Tokyo, gặp nhiều vấn đề nan giải liên quan đến xử lý rác thải và vệ sinh môi trường. Nền kinh tế tăng trưởng phi mã, bùng nổ dân số khu vực đô thị khiến môi trường Thành phố Tokyo ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng rác thải đạt mức kỷ lục có thời điểm lên đến 13.000 tấn/ngày. Thành phố đã rất mạnh tay trong công cuộc xử lý rác thải, yêu cầu người dân cắt giảm lượng rác, tái chế và tái sử dụng (Chiến dịch 3R). Thành phố cũng cho xây dựng hệ thống các nhà máy thu gom, xử lý rác khổng lồ trị giá hàng tỷ USD, tiến hành việc phân loại rác tại nguồn và xử phạt nặng những người cố tình không chấp hành.

    Xử lý rác hiệu quả bằng công nghệ đốt của Nhật Bản

    Xử lý rác bằng công nghệ đốt

    Nguyên lý của công nghệ xử lý rác thải ở Tokyo gồm 3 bước: Nghiền – ép – đốt, rác sau khi được thu gom sẽ được nghiền và ép thành từng khối lớn có kích thước bằng nhau để khi đốt tiết kiệm được thể tích lò đốt, tiết kiệm thời gian và công sức của công nhân nhà máy.

    Một số chất hóa học được thêm vào để trung hòa các loại khí độc hại thoát ra trong quá trình đốt. Vì vậy, hơi thoát ra từ những nhà máy đốt rác khổng lồ này thường chỉ là hơi nước và gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Câu chuyện thành công của hệ thống quản lý rác thải của Nhật Bản bắt đầu với việc thu gom rác từ các hộ gia đình ở các thành phố. Rác thải của Nhật được quản lý rất có chiều sâu. Bắt nguồn từ ý thức phân loại rác, và đổ rác đúng nơi của người dân. Cho đến việc đốt rác thải một cách triệt để bằng công nghệ CFB (Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi). Công nghệ này xử lý rác bằng cách vùi rác vào một lớp cát, sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò, cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác. Rác bên trong lò sẽ được đối lưu liên tục, và sẽ bị tiêu huỷ hết trong thời gian rất nhanh, kể cả những vật liệu cứng đầu nhất.

    Không chỉ vậy, công nghệ này cũng giúp lượng khí thải như NO và NO2 giảm đi rất nhiều, cùng giá thành rẻ hơn những loại hình khác. Lượng nhiệt năng sau khi đốt cũng được sử dụng để sản xuất điện.

    Xử lý rác hiệu quả bằng công nghệ đốt của Nhật Bản

    Xử lý rác hiệu quả bằng công nghệ đốt

    Cách đây 30 năm, đa số rác thải ở Nhật Bản được vận chuyển đến các bãi rác hoặc bị vứt bỏ ở những bãi rác tự phát. Chỉ có 5% rác thải ở các thành phố Nhật Bản được tái chế. Hiện nay, chỉ 1,2% lượng rác thải đô thị ở Nhật Bản được đưa đến các bãi rác. Nhật Bản tái chế 20% lượng rác thải, còn lại đa số (khoảng 70%), được đốt để sản xuất điện. Đây là mức cực kỳ cao nếu so với con số 13% rác thải được đốt để sản xuất năng lượng ở Mỹ.

    Nhật Bản cũng tìm cách tận dụng các bãi rác một cách hiệu quả, biến các bãi rác thành các cụm đảo nhân tạo có tác dụng như một “máy điều hòa nhiệt độ thiên nhiên” khổng lồ, làm mát làn không khí biển thổi vào đô thị Tokyo. Công nghệ đốt rác của Nhật Bản là phương pháp khả thi để theo đuổi nhất hiện giờ.


    votre commentaire
  • Xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) luôn là một vấn đề lớn của các nông trại quy mô lớn. Có thể thấy khi điều kiện đất nước có sự thay đổi rõ rệt thì những hình thức chăn nuôi truyền thống đang dần được thay đổi. 

    Nhiều hộ gia đình thay vì chăn nuôi heo nhỏ lẻ thì nay đã chuyển qua ứng dụng mô hình trang trại, chuồng trại, nông trại với quy mô lớn hơn. Khi quy mô được mở rộng thì các hình thức công nghệ kỹ thuật hiện đại sẽ được ứng dụng nhiều hơn, kèm theo đó là những chất thải cũng phát triển theo quy mô.

    Vì thế, để tránh những tác động tiêu cực tới môi trường thì việc xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) hay các động vật khác như bò, gà, cần được các hộ chăn nuôi áp dụng một cách tối ưu nhất.

    Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

     

    xử lý chất thải chăn nuôi

    Lý do mà chúng ta nên áp dụng xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn)

    Phần lớn lượng chất thải này không được xử lí mà thải trực tiếp ra đất. Điều này không chỉ gây nguy hại cho môi trường đất, tầng nước mặt, không khí xung quanh mà còn nguy hiểm hơn khi các chất ô nhiễm này ngấm xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm vốn là nguồn nước sinh hoạt của nhiều người dân. Hơn nữa đây là nguồn ô nhiễm chứa nhiều mầm bệnh, nếu không được xử lí đúng mức sẽ có tác động ngược trở lại tới chính vật nuôi và con người xung quanh.

    Đối với các cơ sở chăn nuôi, thành phần nước thải chăn nuôi heo (lợn) nói riêng cũng như các chất thải nói chung gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất bị giảm, tăng các chi phí phòng trị bệnh, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi không cao, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh

    Chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, không chỉ cung cấp lượng thực phẩm cần thiết mà còn là giải pháp giúp tăng thêm nguồn thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Trong đó, chăn nuôi lợn hay chăn nuôi bò là một ngành phát triển nhất bởi đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hơn nữa giá thành không quá cao nên được nhiều nguời tiêu dùng lựa chọn.

    Nuôi heo để lấy thịt cần trải quan thời gian dài nuôi dưỡng và chăm sóc, trong quá trình này thì những hoạt động như tắm rửa, vệ sinh chuồng tại sẽ tạo ra lượng lớn nước thải vào tự nhiên. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường không khí.

    Tuy biết cách chăm sóc vật nuôi, nhưng khả năng giải quyết các vấn đề như chất thải chăn nuôi gà hay chăn nuôi bằng thực vật của các hộ gia đình không cao do không nắm bắt được công nghệ kỹ thuật hiện đại. Vì thế nên, có nhiều trường hợp heo bệnh làm giảm năng suất và gây ảnh hưởng tới nguồn thu nhập do những loại vi sinh vật gây bệnh có trong chất thải gây ra.

    Theo như những nghiên cứu của Bộ chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải chảy tự do ra ngoài môi trường tạo nên mùi hôi nồng nặc. Ngoài nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn 30 lần thì trong nước thải chăn nuôi còn chứa coliform, e.coli, COD…, và trứng giun sán cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Từ đó có thể thấy được việc áp dụng quy trình công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi cho hình thức chăn nuôi heo (lợn) cần được phổ biến và khuyến khích người dân áp dụng nhiều hơn.

    Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

    cách xử lý chất thải chăn nuôi

    Xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) bằng hầm biogas composite

    Công nghệ xử lý thải sau chăn nuôi hiện nay có rất nhiều phương pháp như: phương pháp lý học, hóa học, sinh học. Theo các nhà khoa học, việc áp dụng hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi heo (lợn) sau chăn nuôi theo phương pháp sinh học là hiệu quả nhất. 

    Cụ thể xử lý thải bằng công nghệ sinh học lên men yếm khí Biogas, nồng độ chất thải sau xử lý thấp, hiệu quả xử lý chất thải lên đến 90%, khí biogas sinh ra trong quá trình lên men, được thu hồi và sử dụng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như dùng để chạy máy phát điện. Ngoài ra, xử lý yếm khí (biogas) để chuyển chất thải hữu cơ thành gas sinh học: ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh chăn nuôi trang trại, giải quyết môi trường: nước thải sạch đạt chuẩn loại B, không có mùi hôi, giảm mầm bệnh, khí đốt tạo ra tối đa tạo năng lượng (khí đốt, điện…)

    Đối với hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thông thường sẽ được áp dụng theo công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) hộ gia đình sau biogas với quy trình đơn giản đó là: Nước thải –> Hố biogas –> Hố lắng. Đây chính là một mô hình đơn giản nhất, nhưng lại thực sự có hiệu quả và đáp ứng được tỷ lệ hộ chăn nuôi heo có quy mô nhỏ như hiện nay.

    Ở quy mô chăn nuôi trung bình với số lượng là dưới 1000 gia súc thì sẽ được bổ sung thêm nhiều yếu tố khác, để đảm bảo quá trình xử lý nước thải tốt hơn. Có hai công nghệ khác có thể tiến hành là:

    Nước thải – ngăn lắng cát – hố bioogas – hố lắng – mương sinh học hiếu khí – hố lắng – mương chứa – tuần hoàn để tưới cây.

    Nước thải – ngăn lắng cát – hố biogas – hố lắng – bể Aerotank – bể lắng bùn – hố ổn định – tuần hoàn để tưới cây.

    Với quy mô chăn nuôi lớn với hơn 1000 gia súc thì đây là hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) phù hợp:  Nước thải – bể lắng cát – bể điều hòa – bể kỵ khí UASB/hố biogas – bể chỉnh nồng độ – bể Aerotank – bể lắng bùn – hồ ổn định – tuần hoàn để tưới cây.

    Tùy theo từng quy trình mà cho ra phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi khác nhau hoặc từng điều kiện nhất định mà phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas sẽ được sử dụng với nhiều loại khác nhau trong đó, hầm biogas composite và hầm phủ bạt HDPE là được ứng dụng nhiều nhất.

     

    Ưu điểm của quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn)

    Những quy trình xử lý nước thải có sử dụng hầm biogas luôn mang lại nhiều ưu điểm nhất định, với những tác động tích cực tới môi trường cũng như mang lại hiệu quả khi hộ chăn nuôi sử dụng.

    Là công nghệ xử lý tiên tiến nên các hợp chất hữu cơ, amoni, Nito Photpho có trong nước thải được xử lý một cách triệt để.

    Là một trong những công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) có cơ chế vận hành đơn giản, chi phí xây dựng thấp và có thể nâng cấp để tăng thêm công suất một cách dễ dàng hơn.

    Được áp dụng công nghệ sinh khí từ hầm biogas nên có thể thu được lượng khí đốt phục vụ cho nhu cầu chế biến thức ăn, vận hành máy móc thiết bị.

    Ngoài ra, lượng nước thải sau quá trình này còn có thể tái sử dụng để tưới tiêu cho các loại thực vật, cây trồng một cách có hiệu quả.

    Không gây ảnh hưởng đến môi trường

    Giảm thiếu bệnh cho gia súc, gia cẩm chăn nuôi

    Tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người

    Lợi ích quan trọng đó chính là dùng công nghệ xử lý nước thải để phục vụ lại nhu cầu cuộc sống nhờ hầm biogas

    Tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế

    Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

    xử lý chất thải chăn nuôi heo

    Sơ đồ xử lý nước thải chăn nuôi

    Lựa chọn công ty để thiết kế lắp đặt xây dựng hệ thống xử lý nước thải

    Việc xử lý nước thải là việc không thể không áp dụng cho các quy mô chăn nuôi hiện nay, do vậy việc tìm hiểu và lên kế hoạch cho việc áp dụng mô hình xử lý nước thải là điều mà các hộ gia đình hay trang trại quy mô lớn nhỏ đang băng khoăn

    Các câu hỏi thường gặp như:

    Xử lý nước thải như thế nào? cách xử lý nước thải ra sao?

    Bao nhiêu tiền thì có thể xây dựng được hệ thống xử lý nước thải?

    Có dễ dàng sử dụng hay không?

    Hệ thống xử lý có hiệu quả không?

    Có thường xuyên xảy ra vấn đề không?

    Thời gian bảo hành như thế nào?

    Công ty làm có uy tín không, đảm bảo chất lượng không?

    Chúng tôi hiểu được những khó khăn của quý bà con, hãy để công ty chúng tôi giải quyết vấn đề này, là một trong những công ty uy tín chuyên nghiệp và có kinh nghiệm thi công và xây dựng không ít dự án xử lý chất thải chăn nuôi hiện nay

    Chúng tôi chuyên:

    Tư vấn và xây dựng thiết kế các hạng mục xử lý nước thải chăn nuôi

    Thi công lắp đặt xử lý nước sản xuất chăn nuôi hộ gia đình, trang trại…

    Cam kết bảo trì toàn bộ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi của quý khách trong thời gian vận hành

    Hướng dẫn vận hành công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) mới nhất

    Cung cấp mọi trang thiết bị trong việc xây dựng hệ thống chăn nuôi heo (lợn) cho các đơn vị

     


    votre commentaire