• moitruongmiennam là đơn vị có rất nhiều lợi thế và nổi tiếng trong dịch vụ môi trường như xử lý chất thải, bùn thải, cung cấp bùn vi sinh, cải tạo hệ thống nước thải, nạo vét hố ga mà nhiều người tìm kiếm và sử dụng

    http://moitruongmiennam.org/

    moitruongmiennam là địa chỉ uy tín chuyên hỗ trợ mọi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ về vệ sinh môi trường như xử lý chất thải, bùn thải, cung cấp bùn vi sinh, nạo vét hố ga trong thời gian hiện nay

    https://xulychatthaichannuoi.blogspot.com/2020/08/gioi-thieu-ve-moitruongmiennam.html

    moitruongmiennam là nơi cập nhật mới nhất các dịch vụ vệ sinh môi trường như xử lý chất thải, bùn thải, cung cấp bùn vi sinh, nạo vét hố ga cho khách hàng có nhu cầu cần thiết và quan tâm đến chúng

    https://xulychatthaisinhhoc.blogspot.com/2020/08/thong-tin-moitruongmiennam.html


    votre commentaire
  • Có lẽ không ít người sinh sống ở thành phố đã gặp phải trường hợp nan giải mùi hôi từ hố ga cống rãnh mà không biết cách phải xử lý như thế nào ? . Bài viết này sẽ làm sáng tỏ nguồn gốc gây ra mùi hôi, tại sao phải xử lý mùi và cách xử lý như thế nào cho triệt để mùi hôi. 

    Mùi hôi cống có nguồn gốc từ 2 nơi chính đó là mùi hôi cống rãnh thoát nước và mùi hôi cống nhà vệ sinh. 

    Bật mí cách khử mùi hôi hố ga cống rãnh

    khử mùi hôi hố ga cống rãnh

    Xử lý mùi cống rãnh thoát nước và nhà vệ sinh tại sao phải dùng EM-SEPTIC1.

    Chế phẩm sinh học men vi sinh EM-SEPTIC1 là sản phẩm do công ty xây dựng và môi trường SẠCH phối hợp cùng công ty nghiên cứu sản xuất. Khác biệt của sản phẩm này so với các bột xử lý mùi cống khác đó chính là các thành phần chứa đựng điện từ chấp nhận Electron Nirate cho việc xử lý mùi hôi. Sản phẩm này chuyên dụng cho việc điều chỉnh mùi, H2S, Mercaptan và acid hữu cơ bay hơi cũng như hạn chế ăn mòn và sự hình thành H2S (khí phát sinh trong mùi hôi hầm tự hoại, cống rãnh, cống nhà vệ sinh)

     xử lý mùi hôi cống cực nhanh (trong vòng 10 phút) vì mật độ vi sinh rất cao tới 10^9, giúp bổ sung vi sinh có lợi để nhanh chóng xử lý các hợp chất bám xung quanh cống, rãnh.

    Xử lý mùi hôi rãnh cống tiết kiệm, hiệu quả

    Xử lý mùi hôi hố ga cống rãnh và nhà vệ sinh bằng chế phẩm EM-SEPTIC1  là phương án tiết kiệm chi phí đến 50% cho khách hàng.

    + Đối với sản phẩm cùng chức năng đang bán tại thị trường, với 180gr với giá 30.000 đồng, vậy 1kg-1lít cũng gần 170.000 đồng, trong khi với EM-SEPTIC 1 chỉ có giá 80.000 đồng/1lit chưa tính khả năng pha loãng với mật độ vi sinh đậm đặc.

    Bật mí cách khử mùi hôi hố ga cống rãnh

    cách khử mùi hôi hố ga cống rãnh

    Đối với cống tại nhà vệ sinh, nên sử dụng sản phẩm vào ban đêm, sau khi đã không còn giặt giũ hay dùng chất tẩy, rất nhiều khách hàng quên hoặc không được nhà tư vấn hướng dẫn kĩ về điều này. Bởi bản chất chế phẩm sinh học là các quần thể vi sinh vật có lợi, nếu sử dụng chất tẩy rửa ngay sau khi sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giết đi quần thể sinh vật có lợi này. Làm cho sử dụng sản phẩm không hiệu quả .

    + Sau khi đã không giặt giũ, sử dụng chất tẩy rửa thì bạn đổ chế phẩm sinh học vào cống, vi sinh vật sẽ dính bám và xử lý các chất cặn bã. Một mẹo nhỏ khách hàng của công ty tôi chỉ lại, đó là dùng 1 chai nước lọc không có nước, dùng kim đục nhiều lỗ dưới đáy chai, sau đó đổ chế phẩm sinh học vào chai nước đó, rồi bỏ trên miệng cống, nước chế phẩm từ trong chai sẽ từ từ chảy xuống cống, giúp vi sinh vật thích nghi và xử lý mùi hôi triệt để mà tiết kiệm.

    Đối với hố ga cống rãnh thoát nước sinh hoạt, cũng sử dụng tương tự, tuy nhiên có khác và khó khăn hơn là do chế phẩm sinh học phải mạnh, bởi dòng nước chạy liên tục làm cho vi sinh vật chưa kịp dính bám vào cống để xử lý các chất bẩn bám quanh cống. Mẹo nhỏ mà chị Hương, ở Quận 12 cùng chúng tôi thực hiện là dùng chai vi sinh, sau đó đục lỗ kim quanh chai, sau đó đưa thẳng xuống cống 1 thời gian,để kiểm soát lượng vi sinh thoát ra, đồng thời vi sinh vật sẽ dính bám xung quanh chai để làm đệm sinh học, rồi từ đó phát triển và xử lý các hợp chất hữu cơ tại hố ga cống rãnh.

    NÊN SỬ DỤNG MỖI THÁNG KHOẢNG 300ml vào các hố ga cống rãnh để bổ sung thêm vi sinh vật xử lý, như vậy sẽ hạn chế tối đa việc xuất hiện mùi hôi. Đừng để đến khi gặp rồi mới sử dụng (hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh).

     


    votre commentaire
  • Bùn non là bùn có màu sáng, đặc điểm là lắng chậm hoặc khó lắng và hiệu suất xử lý chất hữu cơ thấp. Bùn non thường có tỷ lệ F/M cao dẫn đến hiện tượng thường thấy là xuất hiện bọt trắng khi tải đầu vào cao. Cách khắc phục bùn non là giảm tỷ lệ bùn thải (tăng tuần hoàn bùn), bổ sung men vi sinh hiếu khí Biofix. Điều này sẽ làm tăng lượng chất rắn trong sục khí, làm giảm tỷ lệ F/M và tăng tuổi bùn. 

    Bùn vi sinh hiếu khí trong hệ thống xử lý sinh học

    Bùn vi sinh hiếu khí

    Bùn tốt

    Bùn tốt có màu nâu đỏ, có mùi đất. Bông bùn lớn, lắng nhanh và độ kết dính tốt, vi sinh phát triển nhanh trong giai đoạn này làm tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ. SV30 từ 200-350 mL / L tương đương SVI sẽ là 80-150. Tuổi bùn cho các hệ thống thông thường sẽ là 3-10 ngày và 15-30 ngày đối với hệ thống sục khí kéo dài.

    Bùn già

    Bùn già là bùn mịn có màu tối và xuất hiện một lớp váng trên bề mặt. Bùn già lắng nhanh chóng, nhưng hiệu suất lắng thấp để lại các bông kết tủa li ti. Bùn già thường có tỷ lệ F/M thấp, do bùn chứa quá lâu trong bể. Để khắc phục điều này, chúng ta cần tăng tỷ lệ thải bùn, sau đó bổ sung men vi sinh hiếu khí. Điều này sẽ làm giảm lượng chất rắn trong sục khí, tăng tỷ lệ F/M và giảm tuổi bùn.

    Bùn vi sinh hiếu khí trong hệ thống xử lý sinh học

    Bùn vi sinh hiếu khí

    cung cấp men vi sinh nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ với mật độ vi sinh cao. Cùng đội ngũ kỹ thuật lành nghề ở 5 hệ thống chi nhánh, luôn hỗ trợ khách hàng kịp thời trong quá trình khảo sát và nuôi cấy vi sinh. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể

     


    votre commentaire
  • Rác là hiểm họa của môi trường, nhưng rác cũng là vàng nếu chúng ta biết tận dụng, khai thác và tái sử dụng. Trên thực tế, nhiều công ty trên thế giới đã và đang thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ rác. Còn tại nước ta, việc xử lý rác chỉ mới dừng ở biện pháp chôn lấp – một trong những biện pháp xử lý thô sơ nhất. “Ấy thế nhưng ngay cả khi chỉ là chôn lấp thì rác vẫn có khả năng sinh lợi kinh tế” 

    Khi tái chế rác thải khó khả thi…

    Theo ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, chỉ tính riêng trên địa bàn thành phố hiện có 3 khu liên hiệp xử lý rác thải là Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (Củ Chi), Thủ Thừa (Long An) và Đa Phước (Bình Chánh). Ngoài ra, còn có thêm 2 công trường xử lý rác là Gò Cát và Đông Thạnh nhưng đã ngưng tiếp nhận rác. Điều đáng nói là, công nghệ xử lý rác cho đến nay vẫn chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh.

    Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học

    Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học

    Trong thời gian qua, có công ty xử lý rác thải tại TPHCM đã xây dựng nhà máy tái chế rác thải thành phân compost, nhưng do thành phần rác thải chưa được phân loại đạt yêu cầu nên vẫn phải áp dụng phương pháp xử lý thô sơ là chôn lấp. Điều này đã khiến cho quỹ đất dành cho xử lý chôn lấp rác thải ngày càng lớn, hiện đã lên đến hàng trăm hécta và chắc chắn con số này sẽ còn tăng nhiều hơn trong tương lai. Không chỉ vậy, việc chôn lấp rác sẽ làm phát sinh nước rỉ rác. Đây là nguồn nước thải vô cùng độc hại cho môi trường nếu không được xử lý tốt.

    Trên thực tế, việc xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp Đông Thạnh, Gò Cát, Phước Hiệp và Đa Phước của các chủ đầu tư cũng gặp không ít khó khăn. Công nghệ xử lý loại nước ô nhiễm này được áp dụng phổ biến hiện nay là phương pháp hóa ly (keo tụ, hấp phụ, lọc màng), phương pháp hóa học (oxy hóa, trao đổi ion) và phương pháp vi sinh (xử lý vi sinh kỵ khí, hiếm khí).

    Bên cạnh những hệ thống xử lý được đầu tư quy mô công nghiệp, hiện đại, vẫn còn tồn tại những công nghệ chỉ được đầu tư tạm thời nên đã và đang bộc lộ nhiều bất ổn như không đảm bảo ổn định chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Thậm chí, với những hệ thống xử lý nước thải được đầu tư bài bản, trong trường hợp sự cố như mưa thiên tai, chất lượng nước thải sau xử lý cũng khó đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép. Hơn nữa, chi phí để xử lý nguồn nước này rất lớn và là gánh nặng cho ngân sách thành phố.

    Kết hợp xử lý sinh học phát huy hiệu quả

    Trước thực tế đó, theo TS Ngô Hoàng Văn, TP nên tận dụng diện tích đất tại bãi chôn lấp để trồng cây có giá trị kinh tế cao như cỏ Vetiver, cỏ voi, cỏ singnal hoặc cây dầu mè. Cách làm này vừa giúp tận dụng được đất của các bãi chôn lấp rác để làm kinh tế, vừa kết hợp tận dụng xử lý nước rỉ rác để làm nguồn nước tưới dinh dưỡng cho cây nên giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

    Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học

    Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học

    TS Văn cho biết, nước rỉ rác là chất lỏng thấm qua các lớp chất thải rắn mang theo các chất hòa tan hoặc các chất lơ lửng. Thành phần nước rỉ rác có chứa nồng động pH, COD, BOD, acid, kim loại nặng… rất cao. Còn cỏ Vetiver, bộ rễ của cây chứa nhiều vi khuẩn và nấm có khả năng xử lý chất thải gây ô nhiễm cho môi trường.

    Cụ thể, vi khuẩn cố định đạm có tác dụng chuyển hóa nitơ tự do thành nitơ sinh học; vi khuẩn điều hòa sự sinh trưởng của cây có thể điều hòa được các chất như auxin, gibberrellins, ethylene, acid… là những chất hữu cơ ảnh hưởng đến quá trình sinh lý cây dù ở nồng độ thấp; nấm phân giải photpho; nấm rễ… Nhờ vậy mà cây có thể mọc nhanh trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng hoặc đất bị nhiễm độc kim loại nặng trong những điều kiện khắc nghiệt như hạn hán, sương muối, nước mặn, nước hóa chất, độc chất.

    Tương tự, với loại cây dầu mè cũng có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường ô nhiễm. Trên thực tế, loại cây trên đã được trồng thử nghiệm cải tạo môi trường bị nhiễm độc dioxin tại Huế và tại Cần Thơ.

    Gần đây nhất, TS Văn cùng nhóm cộng tác đã trồng thực nghiệm cỏ Vetiver, cỏ voi và cây dầu mè tại bãi chôn lấp rác Đông Thạnh và sử dụng nước rỉ rác của bãi chôn lấp rác này để tưới. Kết quả cho thấy các loại cây này phát triển bình thường. Nguồn nước rỉ rác đậm đặc có nồng độ các chất ô nhiễm cao sau khi được pha loãng với tỷ lệ 10% để tưới vào cây đã được cây hấp thu và xử lý bằng phương pháp phát triển tự nhiên cho ra chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn loại A.

    Hơn nữa, chi phí xử lý chỉ khoảng 8.000 đồng/m³ nước rỉ rác, rẻ hơn gấp chục lần chi phí xử lý hiện tại. Quan trọng đây là những loại cây có giá trị kinh tế cao. Cụ thể, cây Vetiver có thể tận thu để sản xuất giấy; cây dầu mè để sản xuất nhiên liệu sinh học hoặc sản xuất thuốc trị bệnh.

    Đại diện cũng cho biết, có thể ứng dụng loại cây này để trồng trên các bãi chôn lấp rác đã được phủ đỉnh hoặc các vùng đệm cách ly khu dân cư. Việc trồng các loại cây này, nhất là cỏ Vetiver có thể giúp chống xói mòn cho bãi chôn lấp, đồng thời phòng tránh nguy cơ ô nhiễm do chất lượng nước rỉ rác xử lý chưa đạt yêu cầu.

    Còn theo TS Trần Minh Chí, Viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Bảo vệ môi trường, nếu kết hợp được cả hai mô hình là xử lý bằng phương pháp hóa lý, xử lý sơ bộ các chất ô nhiễm đạt mức độ nhất định. Kế đến, chuyển toàn bộ lượng nước thải này sang pha loãng để tưới cho các loại cây trên thì hiệu quả xử lý nước rỉ rác triệt để hơn rất nhiều. Và chắc chắn rằng, nước rỉ rác không còn là mối quan ngại đối với bất kỳ nhà đầu tư cũng như cộng đồng dân cư sống gần khu vực bãi chôn lấp rác.

     


    votre commentaire
  • Song song với việc nhập công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư Việt Nam, căn cứ vào các dây chuyền xử lý rác thải nhập ngoại và thực tế xử lý rác thải tại Việt Nam đã đưa ra các giải pháp tổng hợp khác để xử lý rác thải sinh hoạt.

    Về công nghệ thiêu đốt rác: Để đốt được rác thải tối thiểu về nguyên lý cần hiểu rằng phải có rác khô, độ ẩm nhỏ (khoảng 50% thủy phần) nhưng khi thực hiện dự án, không ai nghĩ điều này nghiêm túc nên khi đốt thì gặp quá nhiều khó khăn - do rác thải nhiều thành phần khó cháy và độ ẩm quá cao, lúc này bắt đầu tập trung xử lý việc phân loại và làm khô rác nên các lò đốt rác thải sinh hoạt thường thường hiệu quả thấp.

     

    Giải pháp về công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

    xử lý chất thải sinh hoạt bằng sinh học

    Về công nghệ phân loại: Đây là khâu quan trọng của công nghệ xử lý, nhưng rác thải ẩm quá, gây khó khăn rất lớn cho việc phân loại - mặt khác trong rác lại có quá nhiều thành phần khác nhau nên việc phân loại theo kích thước nói chung gặp khó khăn - hơn nữa rác ẩm ướt và lẫn nhiều tạp chất sẽ làm cho thiết bị dễ bị hư hại và việc phân loại rác thải không triệt để.

    Xử lý rác thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn 3RVE

    Hiện nay nhiều nước phát triển trên thế giới đang thực hiện chiến lược 3RVE trong quản lý và xử lý chất thải rắn (CTR). Đó là: giảm thiểu (Reduce); tái chế (Recycle); sử dụng lại (Rense); nâng cao giá trị (Validate); xử lý những phần không thể sử dụng (Eliminate).

    Đây là một công nghệ tổng hợp được xử dụng rộng rãi vì nó tích hợp của nhiều khâu trong quá trình thực hiện: phân loại, thiêu đốt, tái chế, xử dụng lại và cuối cùng là chôn lấp phần không thể xử lý được, lượng chôn lấp thông thường theo quy định<10%.

    Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học

    Trên thế giới người ta đã xử lý rác thải theo phương pháp ủ hiếu khí nhằm làm cho rác thải hữu cơ thành phân compot đó là ở Đức (Công nghệ Lemna) ở Mĩ (Công nghệ xử lý hào chôn lấp California) … đã đạt hiệu quả kinh tế cao - các công nghệ này.

     

    Giải pháp về công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt

    công nghệ xử lý chất thải sinh hoạt bằng sinh học

    Rác thải hữu cơ được thu gom và đưa vào hầm kín để ủ, sau 90 ÷ 100 ngày rác đã “hoai” đủ độ “chín” được đưa ra để xử lý và phân loại thành các hợp phần tái chế khác nhau trên các thiết bị cơ khí như: Thiết bị phân loại, thiết bị thiêu hủy, thiết bị tái chế - công nghệ này đã được đăng ký bản quyền phát minh sáng chế năm 2002 tại Mĩ. Paten này được áp dụng ở Nam Florida đã chứng tỏ sự hiệu quả của nó.

    Xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách ứng dụng các công nghệ sinh hoá tiên tiến

    Để thực hiện chiến lược 3RVE trong xử lý rác thải rắn cần phải có rác thải đầu vào ổn định về thành phần, độ ẩm, ….Vì vậy trước khi xử lý tách lọc, tái chế, sử dụng lại, tiêu hủy và chôn lấp người ta xử dụng biện pháp ủ sinh hoá để ổn định chất lượng rác. Việc ủ sinh hoá có thể hiếm khí, hiếu khí hoặc kị khí ở nhiệt độ cao. Thông thường ủ hiếu khí các chủng vi sinh chịu nhiệt được sử dụng nhiều hơn do các ưu điểm sau:

     

    - Hạn chế mùi hôi, hạn chế nước rỉ rác, và nhiễm khuẩn có hại

    - Cơ chế thực hiện hệ thống ủ liên hoàn

    - Thời gian ủ nhanh 90 ÷ 100 (ngày), nên vòng đời 1 hố ủ nhanh kết thúc

    - Hiệu quả kinh tế cao.

    Sau khi ủ xong, lấy rác này đem phân loại trên các thiết bị cơ khí theo mục tiêu 3RVE sẽ mang lại hiệu quả rất cao do:

    - Rác đã “hoai, chín” nên phân loại dễ dàng, thiết bị có độ bền cao

    - Mùn hữu cơ đủ điều kiện làm nguyên liệu phân bón.

    - Các chất có thể tái chế: Niton, sắt, thép có thể lấy dễ dàng

    - Hiệu quả phân loại cao

    - Rác khô có thể thiêu hủy đốt mà tiết kiệm được nhiên liệu bổ xung.

     


    votre commentaire



    Suivre le flux RSS des articles
    Suivre le flux RSS des commentaires